Theo quán tính bình thường, hầu hết tất cả mọi người đều sẽ nghĩ rằng lãnh đạo là một tố chất bẩm sinh, có một số người may mắn sinh ra đã có sẵn tư chất của 1 nhà lãnh đạo, hoặc nói theo một cách dân giả hơn thì số kiếp đã an bài họ sẽ trở thành lãnh đạo rồi. Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa. Đó là lối tư duy rất thường thấy ở những người an phận, lười biếng và không có tham vọng vào tương lai của bản thân.
Trên thực tế, không thể phủ nhận vai trò của yếu tố bẩm sinh trong việc trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc. Nhưng đến cả những người có tư chất lãnh đạo tinh thông nhất cũng phải qua rèn luyện, nỗ lực và kiên trì trong một khoảng thời gian rất dài mới có thể trở thành một nhà lãnh đạo xuất chúng.
Theo John, lãnh đạo quá bao la, khó lòng hiểu hết. Nhưng cũng như một nghệ sĩ dương cầm có thể rèn luyện mỗi ngày để hoàn thiện kỹ năng, bạn cũng hoàn toàn có thể tự tôi luyện bản thân mỗi ngày để trở thành 1 nhà lãnh đạo xuất sắc.
Để làm được điều đó, mỗi ngày bạn cần tự hỏi bản thân 7 câu hỏi sau:
01. Tôi Có Đang Phát Triển Mỗi Ngày?
Leaders are readers. Các nhà lãnh đạo là những người không bao giờ ngừng phát triển. Khoản đầu tư quan trọng nhất mà bạn và tôi có thể thực hiện trong suốt cuộc đời chính là đầu tư vào chính bản thân mình..
Jim Rohn – biểu tượng trí thông thái của nước Mỹ có 1 người thầy tên là John Earl Shoaff. Một trong những bài học quan trọng nhất mà Shoaff dạy cho Jim là: “Jim, nếu anh muốn thành công và hạnh phúc, hãy nhớ lấy điều này: nỗ lực phát triển bản thân tốt hơn là nỗ lực làm việc”. Bài học đó thật sự đã thay đổi cuộc đời của Jim Rohn.
Về sau này trong các chương trình huấn luyện của mình, ông nhận định: “Những cuốn sách bạn không đọc không thể giúp bạn; hội thảo bạn không tham gia không thể giúp bạn thay đổi cuộc sống. Công việc kinh doanh sẽ phát triển mạnh hơn khi bản thân bạn tốt hơn. Đừng bao giờ hi vọng mọi việc có thể dễ dàng hơn, hãy hy vọng bản thân bạn trở nên tốt đẹp hơn.”
02. Tôi Có Thực Sự Quan Tâm Đến Người Khác?
Có một sự khác biệt rất lớn giữa những người muốn trở thành lãnh đạo vì muốn giúp đỡ mọi người với những người muốn trở thành lãnh đạo để giúp đỡ chính bản thân mình.
Các nhà lãnh đạo thiên bẩm có những khả năng mà họ có thể sử dụng cho lợi ích cá nhân. Họ có khả năng nhìn thấy trước những điều mà người khác không thể nhìn thấy. Vì vậy, câu hỏi cần đặt ra không phải là: “Liệu các nhà lãnh đạo có lợi thế hơn những người khác không?”, vì câu trả lời chắc chắn sẽ là có. Câu hỏi cần đặt ra là: “Nhà lãnh đạo sẽ sử dụng lợi thế đó cho lợi ích cá nhân hay vì lợi ích của tất cả mọi người trong tổ chức?”
Các nhà lãnh đạo luôn có nguy cơ lạm dụng quyền lực của họ. Chính vì vậy khi thuyết trình trước các nhà lãnh đạo ở Liên Hợp Quốc, John đã chỉ ra 3 câu hỏi mà các thành viên luôn luôn hỏi nhà lãnh đạo của họ, cho dù họ có nói ra hay không.
Anh có thể giúp tôi không? – Câu hỏi về năng lực.
Anh có quan tâm đến tôi không? – Câu hỏi về động cơ.
Tôi có thể tin tưởng anh không? – Câu hỏi về nhân cách.
Tất cả các thành viên trong nhóm đều quan tâm đến động cơ của các nhà lãnh đạo, và các nhà lãnh đạo cũng nên như vậy.
03. Tôi Có Phải Là 1 Nhà Lãnh Đạo Vững Vàng?
Các nhà lãnh đạo cần phải thể hiện 3 phẩm chất quan trọng:
Khiêm nhường – hiểu vị trí của bạn trong bức tranh toàn cảnh
Rick Warren từng nói: “Khiêm nhường không phải là phủ nhận sức mạnh của bạn. Khiêm nhường là thành thật về điểm yếu của bạn.”
Nhà lãnh đạo khiêm người thường cảm thấy hoàn toàn hài lòng với bản thân và thấy không cần thiết phải gây sự chú ý. Họ vui mừng vì thành công của người khác và luôn tạo điều kiện để các thành viên trong nhóm toả sáng. Điều đó không có nghĩa là các nhà lãnh đạo nên ẩn mình trong bóng tối, điều đó nghĩa là anh ta cần có góc nhìn đúng đắn.
Chân thật – hài lòng với bản thân mình
Các nhà lãnh đạo thành công thường được mọi người tung hô nhiệt liệt. Để giữ cho bản thân luôn thực tế và vững vàng, nhà lãnh đạo cần bước xuống và hòa mình với mọi người. Họ làm điều đó luôn trung thực với người khác và với chính bản thân mình.
Những nhà lãnh đạo không vững vàng thường thích cảm giác được “thành công hơn mọi người”. Họ cố bảo vệ hình ảnh của bản thân, cố nổi trội hơn đám đông và khiến khoảng cách giữa họ và các thành viên ngày càng xa cách.
Vậy những nhà lãnh đạo chân thật sẽ làm gì để rút ngắn khoảng cách với các thành viên trong nhóm? Họ công khai những thất bại và thiếu sót của bản thân. Họ tự phản đối và cười chính mình. Họ thích những cách giới thiệu đơn giản, họ đi chậm qua đám đông và kết nối với mọi người. Họ làm tất cả để được là chính mình chứ không phải giả vờ là 1 ai đó khác.
Tâm nguyện – có một mục tiêu lớn hơn bản thân mình
Có người hỏi John C. Maxwell rằng đâu là sự khác nhau giữa ước mơ và tâm nguyện. John trả lời rằng ước mơ là cái bạn thực sự muốn làm, còn tâm nguyện là thứ mà bạn phải làm trong cuộc đời của mình.
The OlymWorld Academy