Phát Triển Toàn Diện 07 Phẩm Chất Cốt Tử Của Một Nhà Lãnh Đạo (Phần 2)

Các phẩm chất của một nhà lãnh đạo nghe cao xa lại được hình thành từ tất cả các tình huống nhỏ nhất hàng ngày. Ban đầu nó được hình thành như những sợi tơ nhện, thêm thời gian thì bện chặt thành dây thừng và lâu ngày, lâu ngày thì thành xích sắt, không gì có thể chặt đứt nổi.
what-makes-a-good-leader
Các phẩm chất lãnh đạo này không được mua bằng tiền. Nó lại càng không được xây dựng thông qua các sự kiện trọng đại. Như Winston Churchill từng nói: “Tính cách được thể hiện trong những khoảnh khắc tuyệt vời, nhưng nó được làm từ những điều nhỏ nhặt, chứ hoàn toàn không phải những cái to tát mà mọi người hay nghĩ.” Thành công là phải trả giá. Cái giá duy nhất để bạn mua được những phẩm chất này là Sự tích luỹ nhỏ nhặt ngày qua ngày, từ những tình huống nhỏ nhất giống như con kiến tha mồi vậy.

Hãy cùng đi qua 4 phẩm chất còn lại của một nhà lãnh đạo nào!

04. Lãnh Đạo Là Khiêm Tốn

Khi quan sát, bạn sẽ thấy một vài thứ đang diễn ra như này.

Con người đang ngày càng gào thét về chính mình nhiều hơn. Càng biết ít, họ lại càng gào thét nhiều. Họ bịt tai lại và dùng âm thanh tạo ra từ cái miệng để che đậy sự kém cỏi. Nhưng những người càng vĩ đại thì càng khiêm tốn. Mặc dù rất tự tin và kiên định với các nhận định của mình nhưng họ luôn lắng nghe ý kiến và cởi mở cho những phương án tốt hơn. John Wooden, huấn luyện viên nổi tiếng nhất nước Mỹ có nói: “Những gì bạn học được chỉ tính sau khi bạn biết tất cả về nó.” Chẳng mất đi điều gì khi học hỏi thêm điều gì đó mới. Nếu có mất đi điều gì, thì chắc đó là là sự vuốt ve cái tôi của chính bạn, sự hiếu thắng ai đúng ai sai. Những thứ thực ra là rất ngu ngốc. Vì thế, đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều. Kể cả khi người ta có đánh giá bạn cao đến đâu đi nữa, thì hãy thật dũng cảm để mà tự nhủ: mình vẫn còn nhiều dốt nát.

Lại là gợi ý luyện tập dành cho bạn.

Học hỏi điều mới: không ngừng đọc nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn. Về chuyên môn, về phẩm chất, về kỹ năng… Quan sát cách bạn phản ứng: với những sai lầm diễn ra, những thất bại hay những phản hồi được nhận xét. Bạn đang cảm thấy như thế nào?

pexels-photo-165907

05.Lãnh Đạo Là Khả Năng Tiên Liệu

Làm gì trong hàng trăm thứ việc phải làm? Đi hướng nào trong hàng trăm hướng đi? Tập trung vào đâu khi nguồn lực có giới hạn mà vấn đề thì bao la…? Đó là công việc của nhà lãnh đạo. Anh ta không dựa vào KPI, chỉ tiêu hay các con số cụ thể có sẵn để ra quyết định mà dựa vào các yêu tố khá mơ hồ, đầy cảm tính như tầm nhìn, ước mơ, hy vọng… để định hướng chiến lược và tạo ra sự thay đổi cho tổ chức.  Donal Trump từng nói: “Người ta đạt được thành công lớn nhất ở đời là khi nghe theo trực giác.”

Tất cả mọi người thì đều có sẵn nó bên trong mình, nhưng nhà lãnh đạo thì sử dụng trực giác tốt hơn người bình thường. George Soros, nhà tỷ phú Mỹ xếp hạng 38 trong số những người giàu nhất thế giới nói rằng phần lớn các cuộc đầu tư bạc tỷ của ông đều dựa vào linh cảm. Ông cũng nói rằng mỗi khi lưng mình bắt đầu nhói đau là tín hiệu báo trước một điều gì đó không thuận lợi trong quyết định đầu tư chuẩn bị được đưa ra. Những trường hợp đó, ông đã nghiên cứu kỹ các điều kiện hoặc rút lui đúng lúc và nhờ vậy đã nhiều lần tránh được thất bại.

Một nghiên cứu khác của Eliot Hutchinson cho thấy trực giác giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của 80% trong số 253 hoạ sĩ, nhạc sĩ và văn sĩ. Những tác phẩm bất hủ của Picasso, Mozart, … đều là kết quả đột phá của một quá trình chiêm nghiệm lâu dài, có khi “nổ ra” trong lúc họ đang ngủ. Không có sách nào dạy được về trực giác cả. Nhưng tin vui là bạn có sẵn nó rồi. Hãy lắng nghe tiếng nói bên trong chính mình. Và tin tưởng nó nhiều hơn. Càng sử dụng, bạn sẽ càng trở nên nhạy bén.

06. Lãnh Đạo Là Tập Trung.

Điều mà chúng tôi nhận ra khi huấn luyện cho nhiều nhà doanh nghiệp đó là họ gần như rất khó có thể tập trung. Họ thường xuyên phải đối mặt với sự quá tải, mất kiểm soát và không hiệu quả. Nếu bạn cũng đang mắc phải cơn lốc của công việc thì đây sẽ là một số lời khuyên bổ ích:

pexels-photo-288477

Tập trung vào vùng sở trường: tập trung vào thế mạnh của cá nhân – những việc mà chỉ mình bạn mới làm được và tập trung vào thế mạnh của đội nhóm- đó là năng lực cốt lõi của tổ chức.

Tập trung vào giá trị: tập trung vào những việc giá trị nhất cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp và những điều có thể làm tốt nhất cho khách hàng.

Tập trung vào giải pháp: Tập trung vào tương lai, về cơ hội và hành động vào ngày mai, chứ không phải là những vấn đề và khó khăn của ngày hôm qua. Hãy từ chối việc dành thời gian cho lo lắng hay trở nên tức giận về điều mà không thể thay đổi.

Tập trung vào các ưu tiên quan trọng: không phàn nàn hay chỉ trích. Hãy luôn tỉnh thức, chủ đích và giống như tia lazer cho những điều quan trọng nhất.

Đó là tất cả những gì mà nhà lãnh đạo tập trung. Bạn không thiếu cách thức. Bạn chỉ thiếu phẩm chất.

The OlymWorld Academy