Trong khi mọi người khác đang tung hô “sếp người ta” và dành những lời bọc thép cho sếp của mình. Điều đó chẳng thay đổi gì cả. Quan trọng là phản ứng thông minh của bản thân chúng ta thôi. Và đón chào bạn tới phần 2 về cách thức thành công khi phải làm việc với những lãnh đạo kém cỏi.
Một cách thẳng thắn, đó là quy trình này không chắc chắn 100% sẽ thành công. Bạn không thể kiểm soát được phản ứng của lãnh đạo, điều duy nhất bạn có thể kiểm soát đó là cách phản ứng của bản thân bạn. Giống như Wayne W. Dyer từng nói: “Cách người ta đối xử với bạn là việc của họ. Phản ứng lại như thế nào là việc của bạn.”
Nhưng có một điều có thể chắc chắn với bạn là nếu bạn không làm gì, bạn sẽ mãi mãi mắc kẹt trong tình trạng hiện tại. Nếu việc tương tác với cấp trên khiến bạn cảm thấy vi phạm hệ giá trị của bản thân, làm xói mòn niềm tin hoặc loại bỏ khả năng thành công trong công việc của bạn, đã đến lúc phải đứng lên rồi đấy.
6. Đề Nghị Nói Chuyện Riêng Với Nhà Lãnh Đạo
Một trong những sai lầm lớn nhất mà bạn có thể mắc phải khi giải quyết vấn đề với 1 nhà lãnh đạo kém là công khai chỉ trích họ.
Thầy của tôi, John C. Maxwell từng nói rằng: “Khi khen 1 ai đó, hãy khen họ trước mặt mọi người. Nhưng khi phải góp ý với 1 ai đó, hãy góp ý ở chốn riêng tư.” Nếu như bạn muốn cấp trên sẽ gặp riêng bạn để góp ý thì bạn cũng nên làm điều tương tự đối với họ. Đừng tự tạo thêm căng thẳng cho cả đôi bên.
7. Gặp Gỡ, Chia Sẻ Và Tìm Ra Giải Pháp Cùng Nhà Lãnh Đạo
Mục tiêu của bạn khi gặp nhà lãnh đạo của mình không phải là để trút giận, đòi công bằng hay chỉ trích họ, mà là cùng họ tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề mà cả hai đang gặp phải.
Trình bày bằng chứng và lý do bạn bị tổn thương một cách tích cực nhất có thể, tuyệt đối không được để cảm xúc của bạn chen ngang. Đừng nên trao đổi với lãnh đạo của mình theo cách trách móc, đổ lỗi hay đe doạ. Và hãy hỏi họ xem cả 2 có thể làm gì để cải thiện tình hình hiện tại.
Nếu bạn giữ vững sự chính trực và thái độ tôn trọng đối với nhà lãnh đạo của mình, bạn sẽ có thể nhẹ nhõm bước ra khỏi căn phòng với 1 phong thái đường hoàng, cho dù kết quả có ra sao đi chăng nữa. Hãy luôn kì vọng rằng bạn và lãnh đạo của mình sẽ tìm ra được giải pháp thoả đáng cho cả 02.
08. Xác Định Bạn Nên Ở Hay Đi
Sau buổi nói chuyện với nhà lãnh đạo của mình, bạn sẽ phải ra quyết định. Bạn sẽ tiếp tục ở lại hay rời khỏi tổ chức?
Có thể lãnh đạo của bạn sẽ hứa rằng họ sẽ thay đổi, và thật tuyệt nếu như họ giữ lời hứa của mình. Nhưng cũng có thể họ sẽ không giữ lời, và bạn có sẵn sàng chấp nhận điều không?
Có thể cuộc nói chuyện sẽ khiến cho mối quan hệ giữa bạn và nhà lãnh đạo của mình trở nên xấu đi. Ai đó đã từng nói rằng: “Các mối quan hệ giống như thuỷ tinh. Đôi khi cứ để mặc kệ các mãnh vỡ vương vãi còn tốt hơn là tự làm tổn thương mình khi cố gắng ghép chúng lại với nhau.”
Nếu bạn vẫn còn phân vân không biết nên đi hay ở, hãy thực hành tư duy nền tảng 0. Hãy tự hỏi bản thân rằng: “Với những điều tôi biết hiện nay, nếu quay trở lại thuở mới bắt đầu, tôi có muốn đồng hành cùng tổ chức này không?” Nếu câu trả lời là “Không”, bạn nên rời đi. Còn nếu câu trả lời của bạn là “Tôi không chắc”, hãy liên tục tự hỏi câu này trong vòng 6 tháng. Nếu câu trả lời là “Có” thì bạn nên ở lại và học cách làm việc với lãnh đạo của mình.
09. Nếu Ở Lại, Hãy Làm Việc Hết Sức
Nếu đã quyết định ở lại, bạn hãy tiếp tục tự hỏi bản thân 2 câu hỏi quan trọng:
Liệu tôi có thể tiếp tục tạo ra giá trị?
Liệu tôi có được là chính mình?
Nếu không thể dõng dạc trả lời “Có” cho cả 2 câu hỏi trên, tốt nhất là bạn nên ra đi. Nhưng nếu bạn vẫn có thể tạo ra giá trị cho tổ chức và được sống thật với chính bản thân mình, bạn cần hỗ trợ nhà lãnh đạo 1 cách công khai.
Hãy im lặng về những điều tiêu cực bạn biết về người đó, thay vào đó hãy nói những điều tốt đẹp về họ. Bạn không bao giờ nên làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến sự chính trực của bản thân, nhưng bạn cũng cần thể hiện tinh thần đồng đội sau khi đã trao đổi thẳng thắn với nhà lãnh đạo.
Bây giờ bạn đã biết được con đường để cải thiện tình hình của bản thân, nhưng ý tưởng vẫn sẽ mãi là ý tưởng nếu như bạn không sử dụng chúng. Vậy bạn cần phải làm gì ngay lúc để thoát khỏi tình thế hiện tại và tạo ra những kết quả bạn mong muốn trong tương lai? Đứng dậy và hành động.
The OlymWorld Academy