Theo nghiên cứu của tổ chức Kaiser Associates: các tổ chức có văn hoá tốt thường có kết quả kinh doanh và năng suất của nhân viên cao hơn và bền vững hơn rất nhiều so với tổ chức khác cùng ngành.
Đâu là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp?
Đó là câu hỏi lớn mà không ít chủ doanh nghiệp quan tâm. Nhiều người cho rằng nguồn vốn chính là tài sản quan trọng nhất của doanh người, có người lại cho rằng sản phẩm dịch vụ mới là điều quý giá nhất, … Tuy khó thể tìm ra được câu trả lời thoả đáng nhất cho câu hỏi trên, nhưng đại đa số các chủ doanh nghiệp ngày nay đều đồng ý rằng, tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp chính là con người ở trong doanh nghiệp đó.
Chuyên gia hàng đầu thế giới về kinh doanh và phát triển năng lực cá nhân, Brian Tracy, từng nhận định: “Tài sản lớn nhất của công ty đến với bạn vào lúc 8h sáng và ra về lúc 5h chiều.” Cùng ý tưởng đó, huyền thoại đương đại Mã Vân giày vải cũng nói: “Chính những người làm việc cùng bạn sẽ quyết định thành công của bạn trong tương lai.”
Và để quản lý hiệu quả được nguồn tài sản quý giá này, một trong những cách tốt nhất mà các doanh nghiệp có thể làm là xây dựng nên một nền văn hoá doanh nghiệp vững chắc.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy: 70% các CEO đều đồng ý rằng văn hoá chính là một trong những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ nhất của doanh nghiệp. Lý giải cho nhận định của mình, họ nói rằng tất cả các quy trình, sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, … của doanh nghiệp đều có thể bị sao chép, nhưng duy chỉ có ADN của chính doanh nghiệp đó là không thể bị lấy đi.
Nghiên cứu của tổ chức Kaiser Associates cũng chỉ ra rằng: các tổ chức có văn hoá tốt thường có kết quả kinh doanh và năng suất của nhân viên cao hơn và bền vững hơn rất nhiều so với tổ chức khác cùng ngành.
Có thể nói, văn hoá chính là một trong những yếu tố không thể thiếu trong thành công của một tổ chức.
Xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp: cần làm những gì?
Là một nhà lãnh đạo, chắc hẳn ít nhiều bạn cũng từng đau đáu về văn hoá của tổ chức. Nếu như bạn đang muốn định hình lại văn hoá cho doanh nghiệp của mình để đạt được những kết quả tốt hơn, thì lời khuyên là bạn cần xác định rõ ràng đâu là văn hoá mà bạn muốn hướng đến. Đối với bạn như thế nào gọi là “có năng lực.” Đây là bước đầu tiên và cũng là một trong những bước quan trọng nhất để xây dựng một văn hoá doanh nghiệp thành công. Mike Figliuolo từng nói: “Cách bạn định nghĩa và đo lường năng lực của tổ chức sẽ quyết định nỗ lực mà bạn sẽ bỏ ra để đạt được nó.” Càng rõ ràng về đích đến cuối cùng bao nhiêu, bạn sẽ càng quyết tâm để đến được đó bấy nhiêu.
Để xây dựng thành công một văn hoá truyền cảm hứng cho doanh nghiệp đòi hỏi sự linh hoạt và nỗ lực rất lớn của các cấp quản lý. Tuy nhiên, vẫn có những công thức chung để giúp các doanh nghiệp định hình nền văn hoá của riêng mình. Và 08 cách dưới đây có thể sẽ giúp được bạn trong quá trình đó.
1. Tạo Dựng Nền Văn Hoá Đồng Thuận Và Truyền Cảm Hứng
Đúng rằng bạn là chủ của công ty, nhưng các đồng đội của bạn mới là người vận hành nó. Chỉ khi tất cả mọi người trong tổ chức đều hướng đến mục tiêu chung dựa trên sự đồng thuận và tự nguyện, khi đó tổ chức mới có thể phát triển nhanh chóng.
Sự đồng thuận đến từ việc làm rõ các mục tiêu và kỳ vọng (tại sao các đồng đội của bạn lại phải làm những việc họ đang làm). Cảm hứng sẽ đến từ việc truyền đạt hiệu quả tầm nhìn của tổ chức (họ sẽ đạt được điều gì sau khi hoàn thành tầm nhìn đó).
2. Xem Trọng Các Phản Hồi Từ Nhân Viên
Bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng một văn hoá thúc đẩy năng lực cá nhân nếu như tất cả mọi thành viên trong tổ chức đều xem trọng các phản hồi mang tính xây dựng.
Dù nhiều doanh nghiệp tự nhận rằng họ luôn xem trọng những phản hồi từ mọi cấp trong công ty, nhưng trên thực tế thì phần đa các cấp quản lý lại không được đào tạo hoặc không quá quan tâm đến việc thường xuyên ghi nhận hoặc đưa ra những phản hồi tích cực. “Thượng bất chính thì hạ tất loạn,” thật khó để các nhân viên thực hiện nghiêm túc những việc mà sếp của họ không thực hiện một cách nghiêm túc.
3. Thiết Lập Văn Hoá Định Hướng Mục Tiêu
Một trong những cách thức hiệu quả nhất để giữ vững nhiệt huyết và gia tăng năng suất làm việc của các nhân viên là các mục tiêu rõ ràng và cách mà các mục tiêu đó kết nối với sứ mệnh của tổ chức.
Các mục tiêu không chỉ giữ cho mọi người đi đúng hướng, truyền cảm hứng trong công việc và gia tăng năng suất của nhân viên, nó còn là kim chỉ nam cho các phản hồi từ các cấp quản lý. Những phản hồi không liên quan đến mục tiêu thường lan man và không mang lại hiệu quả.
4. Đầu Tư Vào Mối Quan Hệ Hữu Hảo
Mối quan hệ giữa nhà quản lý và các nhân viên càng thân thiết và tin cậy bao nhiêu, nhiệt huyết và năng lực của họ càng được thúc đẩy bấy nhiêu. Để xây dựng lòng tin đối với cấp dưới, các nhà quản lý cần:
. Tin tưởng vào khả năng hoàn thành mục tiêu của cấp dưới. Khuyến khích họ học hỏi từ các phản hồi và giúp đỡ họ phát triển kỹ năng của bản thân.
. Khen thưởng và công nhận sự tiến bộ cũng như các đóng góp của cấp dưới.
. Minh bạch và nhất quán trong việc nhận diện và đánh giá năng lực của nhân viên.
. Đảm bảo rằng các cuộc giao tiếp đều mang tính khích lệ và hỗ trợ.
5. Trang Bị Đầy Đủ Kiến Thức, Kỹ Năng Và Công Cụ Cần Thiết Cho Các Cấp Quản Lý
Sẽ đến một thời điểm, các nhân viên có năng lực của bạn sẽ tìm kiếm một bến đỗ mới cho sự nghiệp của mình. Vì sợ mất nhân tài, nhiều công ty đã chọn giải pháp là thăng chức cho họ mặc dù chưa đào tạo cho họ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành quản lý.
Nhưng rõ ràng, công việc của một chuyên viên và một nhà quản lý là hoàn toàn khác nhau. Và nếu không có đủ kiến thức, kỹ năng và các công cụ cần thiết, rất khó để những “nhà quản lý bất đắc dĩ” này thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
6. Rõ Ràng Trong Chính Sách Trọng Dụng Nhân Tài Của Tổ Chức
Các nhân viên của bạn sẽ rất được truyền cảm hứng nếu như họ biết được con đường thăng tiến của họ trong tổ chức sẽ như thế nào.
Với một chính sách trọng dụng nhân tài rõ ràng, cấp dưới của bạn sẽ hiểu cách thức bạn đo lường năng lực của họ, và điều đó sẽ thúc đẩy họ phát triển năng lực của bản thân lên một tầm cao mới.
7. Lên Lịch Cho Các Cuộc Trò Chuyện Cởi Mở Giữa Quản Lý Và Nhân Viên
Là một nhà quản lý, tôi biết rằng bạn có hàng ty tỷ thứ phải lo. Chính vì như vậy, việc có một lịch trình cụ thể cho các cuộc trò chuyện cởi mở giữa quản lý và nhân viên về năng lực là vô cùng cần thiết. Bởi vì nếu như không có một lịch trình như vậy, chúng ta đều biết rằng những cuộc trò chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra.
8. Liên Tục Đánh Giá Và Phát Triển Năng Lực Cho Nhân Viên
Đào tạo và phát triển con người là xương sống của doanh nghiệp. Tiến sĩ John C. Maxwell, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghệ thuật lãnh đạo do Business Insider, Inc. Magazine bình chọn, từng nói: “Nhà lãnh đạo với một giấc mơ lớn nhưng sở hữu một đội nhóm yếu kém thì giấc mơ sẽ trở thành cơn ác mộng.”
Để phát triển một văn hoá hiệu quả, một trong những việc quan trọng nhất là đầu tư vào đào tạo cho con người bên trong tổ chức. Bạn có thể tham khảo các chương trình học, audio, sách báo, băng đĩa, … về các kĩ năng để gia tăng năng lực cho cấp dưới của mình. Nếu như không có quá nhiều thời gian để học trực tiếp, bạn có thể tham khảo các khoá học online chất lượng như Maximize Productivity Performance do chuyên gia huấn luyện năng lực doanh nghiệp Nguyễn Khắc Long giảng dạy, hoặc các chương trình của các bậc thầy nổi tiếng thế giới như Brian Tracy, John C. Maxwell hoặc Jack Canfield, … điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức trong việc phát triển năng lực của đội ngũ nhân sự trong tổ chức.
The OlymWorld Academy