03 Cách Thức Giúp Bạn Gia Tăng Hiệu Quả Công Việc Của Bản Thân

Làm việc liên tục đôi khi không phải là cách tốt nhất để gia tăng hiệu suất công việc cá nhân. Đôi khi, giữ cho đầu óc được tĩnh lặng và sáng suốt lại là cách tốt nhất để tối đa hoá hiệu suất công việc.

image_url

Đã bao giờ bạn cảm thấy công việc đang dần bao trùm khắp cuộc sống của mình? Đã bao giờ bạn cảm thấy khó có thể tập trung trong khi bạn đang cần hoàn thành một công việc nào đó?

Theo Timothy Ferris, tác giả cuốn “Tuần làm việc 4 giờ”, thì mức năng lượng và sự tập trung của chúng ta đều mang tính tuần hoàn, lúc lên lúc xuống. Chính vì như vậy, xen kẽ với thời gian tập trung vào làm việc, chúng ta cũng cần có những khoảng thời gian nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng để sẵn sàng tiếp tục bước trên hành trình chinh phục đỉnh cao của hiệu suất.

Dưới đây là 3 cách thức hiệu quả nhất mà Success Magazine đã bình chọn để giúp chúng ta sống chậm lại và có được một tinh thần minh mẫn.

1. Tư Duy Trên Giấy

Trong chuỗi khoá học “Maximize Productivity Performance,” chuyên gia huấn luyện năng lực doanh nghiệp Nguyễn Khắc Long từng nhận: “Những người có thói quen tư duy trên giấy có năng suất làm việc cao hơn hẳn so với những người không có thói quen này.”

Không chỉ hiệu quả trong công việc, việc viết ra các suy nghĩ lên giấy cũng sẽ giúp bạn tĩnh tâm và thông suốt tâm trí. Nếu như bạn gặp phải những tình huống khiến bạn cảm thấy không vui, nhưng bạn sợ rằng những lời nói lúc tức giận có thể gây ra những hậu quả không đáng có trong tương lai, thì lời khuyên là bạn có thể dùng một cuốn sổ nào đó để viết ra những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân mình.

Khi bạn đã giải toả được những cảm xúc không vui trong lòng, tâm trí của bạn sẽ tự dưng được thông suốt và bên trong bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên.

pexels-photo-210661

Vào thời nội chiến ở Mỹ, có một tướng của tổng thống Abraham Lincoln vì sự chần chừ của mình mà làm lỡ mất cơ hội kết thúc cuộc chiến. Tổng thống Lincoln rất tức giận, nhưng thay vì khiển trách và kỷ luật vị tướng của mình, ông đã viết một lá thư nói rõ suy nghĩ và cảm xúc của mình nhưng không bao giờ gửi đi, và vẫn đối xử một cách đĩnh đạc đối với người tướng quân nọ.

Sau khi Lincoln mất, người ta dọn dẹp đồ đạc của ông và vô tình phát hiện được bức thư. Khi đó mọi chuyện mới được sáng tỏ và cả nước Mỹ đều ngả mũ khâm phục trước nhân cách vĩ đại của vị tổng thống nổi tiếng này.

2. Dành Thời Gian Thiền Định

Trong vòng 8 tuần nghiên cứu, các nhà khoa học tại trường Đại học Havard đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (chụp MRI) để so sánh não bộ của hai nhóm. Một nhóm thực hành thiền định trung bình 27 phút một ngày, liên tục trong 8 tuần và nhóm còn lại thì không thực hành thiền định.

Cả hai nhóm phải điền vào bảng trả lời câu hỏi trước và sau cuộc nghiên cứu dùng để đo lường mức độ căng thẳng, lo âu. Hình ảnh MRI về não bộ của cả hai nhóm cũng được chụp trước và sau cuộc nghiên cứu. Cuối cùng, những hình ảnh MRI cho những thay đổi đáng kể giữa hai nhóm tại những khu vực quan trọng trong bộ não như kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ con người.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy khu vực hồi hải mã, thành phần thường nhăn lại theo độ tuổi, trở nên dày hơn ở những người tập thiền sau 8 tuần, và điều này không được tìm thấy ở những người không tập thiền. Khu vực hồi hải mã này giúp kiểm soát trí nhớ, khả năng học hỏi, tự nhận thức và cảm xúc. Hơn nữa, mật độ của khu vực hạch hạnh nhân – vùng kiểm soát những cảm xúc như căng thẳng hay lo lắng, lại giảm ở những người tập thiền, nhưng không thay đổi ở nhóm những người không tập.

pexels-photo-267967

Hẳn là bạn cũng đã từng nghe qua về những lợi ích của việc thiền định, và nếu có thể bắt đầu thiền định 10 phút mỗi ngày ngay từ hôm nay, bạn sẽ cảm nhận được ngay hiệu quả của việc thiền ngay trong 2 tuần đầu tiên. Có lẽ vì tính hiệu quả này mà Jack Canfield, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghệ thuật thành công mới nói: “Nếu bạn có thể dành ra 20 phút mỗi ngày để đọc, sách 20 phút để tập thể thao và 20 phút để thiền định thì 1 tiếng đó sẽ có giá trị hơn hẳn so với 23 tiếng còn lại trong ngày.”

3. Hãy Thư Giản

Nghiên cứu của các nhà thần kinh học thuộc đại học Brown của Mỹ đã chỉ ra rằng chìa khoá để làm việc hiệu quả đôi khi nằm ở sự xao nhãng. Dù rằng sự tập trung là một trong những chìa khoá mạnh mẽ nhất để tối đa năng suất, nhưng khi mức năng lượng đi xuống, bạn sẽ rất khó để tập trung vào công việc, và tâm trí của bạn sẽ thường bị dẫn dắt bởi những tư tưởng không liên quan đến công việc hay mục tiêu của bạn.

Để giúp tâm trí của bạn được tĩnh lặng và thông suốt, đôi khi bạn sẽ cần đến sự xao nhãng. Ví dụ, bạn có thể cùng với các đồng nghiệp đi chơi vào buổi tối sau giờ làm. Đừng nói về công việc trong giờ nghỉ trưa, thay vào đó, hãy nói về những điều mà tất cả mọi người đều yêu thích – như là trận bóng đá tối qua chẳng hạn … Sự xao nhãng này sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng và sẵn sàng để tập trung 100% tâm trí vào công việc.

Theo anh Nguyễn Khắc Long, chuyên gia huấn luyện năng lực doanh nghiệp và là truyền nhân của cả 3 bậc thầy hàng đầu thế giới Jack Canfield, Brian Tracy và John C. Maxwell, thì tổng phần thưởng mà chúng ta nhận về trong cuộc sống sẽ bằng tổng năng suất (hay giá trị) mà chúng ta tạo ra. Chính vì vậy, chìa khoá để thành công là tối đa năng suất để tối ưu thành tựu.

Và để tối đa năng suất, việc kiểm soát hiệu quả nguồn năng lượng của bản thân là không thể thiếu. Giống như một cục pin, năng lượng của chúng ta cũng cần có những thời điểm được “sạc” lại để sẵn sàng cho năng suất đỉnh cao. Mong rằng 3 cách thức trên đây sẽ ít nhiều giúp đỡ được bạn trong quá trình đó.

The OlymWorld Academy