Truyền Lửa Cho Nhân Viên

Tìm ra cách thức hiệu quả để “TRUYỀN LỬA” cho nhân viên của bạn sẽ tác động lớn đến sự thành công trong kinh doanh của cả bạn cũng như những người đi theo bạn. Làm cách nào để nhân viên của bạn luôn luôn tràn đầy nhuệ khí và thật sự hứng khởi mỗi khi họ đến công ty? 

Vài lời khuyên sau đây của Brian Tracy sẽ giúp bạn có được câu trả lời:

01. Truyền Lửa Để Chạm Tay Đến Đỉnh Tiềm Năng

Chìa khóa để tổ chức phát triển tối đa tiềm năng của mỗi người phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường làm việc trong tổ chức đó. Nhà quản lý bắt buộc phải loại bỏ hoàn toàn nỗi sợ thất bại và nỗi sợ mắc sai lầm ra khỏi môi trường làm việc của công ty nếu anh ta muốn chạm tay đến đỉnh thành công.

Một nhà quản lý tạo ra được môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau sẽ luôn đạt được hiệu suất công việc ở mức cao hơn, tỷ lệ thôi việc thấp hơn, sự cống hiến mạnh mẽ hơn và những lỗi lầm cũng trở nên ít hơn.

02. Truyền Lửa Thông Qua Môi Trường Tôn Trọng Lẫn Nhau


Để tối đa hoá hiệu suất công việc, mỗi cá nhân đều cần ở môi trường làm việc hai giá trị cơ bản sau:

  • Giá trị tự chủ: Mỗi cá nhân đều khao khát được nhìn nhận và tôn trọng như một cá thể và không bị giá trị của bất cứ ai khác che mờ giá trị của bản thân họ. Nó là mong muốn được công nhận vì những thành quả mà cá nhân đó đạt được, là nhu cầu “được trở nên quan trọng” của mỗi người trong công ty.
  • Giá trị gắn kết: Đây là nhu cầu mà mỗi cá nhân đều muốn họ là một phần của cái gì đó lớn hơn chính bản thân họ. Họ muốn là một phần của cả đội, là một phần của tổ chức, là một phần trong việc hướng đến sứ mệnh của toàn thể công ty,…

Một tổ chức hàng đầu là nơi người quản lý khiến cho nhân viên của anh ta vừa cảm thấy bản thân mình quan trọng, vừa cảm thấy họ là một phần của một điều gì đó. Một tổ chức hàng đầu không chỉ khen thưởng những cá nhân xuất sắc, họ còn tôn vinh những đội nhóm chiến thắng.

03. Truyền Động Lực Cho Nhân Viên: Nhà Quản Lý Phải Làm Gì?

Chỉ có duy nhất một chìa khóa để truyền cảm hứng cho nhân viên đó chính là mối quan hệ giữa nhà quản lý và kỹ năng quản lý của anh ta. Giây phút nhà quản lý tương tác với nhân viên của anh ta chính là giây phút hiệu năng công việc, doanh số bán hàng và lợi nhuận thu về.

tao-dong-luc-cho-nhan-vien

Nếu như sự tương tác giữa nhà quản lý và nhân viên của anh ta thật sự tích cực, mang tính khích lệ và hỗ trợ lẫn nhau thì sự biểu hiện cá nhân, hiệu năng công việc và thành quả tạo ra của nhân viên đó sẽ chạm đến mức cao nhất và ngược lại.

Nếu sự tương tác này có bất cứ sự tiêu cực đè nén nào xảy ra, hiệu suất công việc và thành quả tạo ra của cá nhân đó sẽ giảm xuống. Một mối quan hệ tiêu cực với nhà quản lý sẽ tạo ra nỗi sợ thất bại, sợ mắc sai lầm và sợ bị chê trách ở nhân viên. Nếu nhà quản lý trở nên tiêu cực vì bất cứ lý do nào, mọi người trong tổ chức sẽ trở nên dè dặt, họ sẽ chỉ hoàn thành những gì được giao để tránh bị sa thải.

Hầu hết mọi người đều đang làm việc trong 01 môi trường thiếu sự tôn trọng. Và khi nghĩ đến công việc của mình, họ thường nói rằng đó là công việc tệ nhất mà họ từng làm. Không cần biết bạn đang ở  cấp bậc nào trong nấc thang quản trị, bất cứ điều gì bạn thực hiện để cải thiện sợi dây liên kết giữa nhà quản lý và nhân viên cũng sẽ cải thiện chất lượng công việc và cuộc sống của bạn.

Hãy luôn nhớ rằng: bạn càng giúp cho nhân viên chạm tay đến đỉnh tiềm năng của họ nhiều bao nhiêu, bạn càng có nhiều nhân tài đi theo bạn bấy nhiêu. Và luôn luôn nhớ rằng, một nhà quản lý tài ba hay một nhà lãnh đạo vĩ đại là những người có thể khơi dậy những điều phi thường từ những con người bình thường.

Chúc bạn thành công!

The OlymWorld Academy